Tình trạng lãng phí giấy phế liệu, giấy thải ở Việt Nam

Ở các nước phát triển trên Thế Giới, hoạt động thu gom và tái chế giấy thải đã trở thành một hoạt động vô cùng cần thiết, bởi vì người dân ở đây ý thức được tầm quan trọng của việc tiết kiệm giấy đối với môi trường sống. Tuy nhiên ở Việt Nam, đa số mọi người vẫn chưa ý thức được cần phải tiết kiệm giấy nên thường không có thói quen thu gom và tái chế giấy phế liệu. Nguồn giấy phế liệu đang bị lãng phí do không có tổ chức thu gom và phân loại đúng nghĩa mà chỉ dựa vào hàng ngũ “ve chai, đồng nát”, còn lại bị đổ thẳng ra bãi rác, trở thành gánh nặng cho việc xử lý chất thải môi trường trong nhiều năm tới.

Lãng phí giấy phế liệu, giấy thải


Tình trạng lãng phí giấy phế liệu, giấy thải ở Việt Nam

“Hiện nay, trên thế giới có đến 70% nguyên liệu sản xuất giấy là giấy đã qua sử dụng. Ở Việt Nam, tỷ lệ thu hồi giấy loại để tái chế vẫn thấp, chỉ đạt 25% và chiếm 50% tổng lượng giấy loại đã tái chế (phần còn lại là nhập khẩu) ”, ông Vũ  Ngọc Bảo cho biết.
"Điều này cho thấy, giấy đã qua sử dụng là nguyên liệu chính và quan trọng hơn cả bột giấy được sản xuất từ gỗ. Nhằm giảm chi phí đầu vào cho sản xuất trong nước, tăng khả năng cạnh tranh cho sản phẩm giấy trên thị trường, các doanh nghiệp ngành giấy cần một lượng rất lớn giấy tái chế; nhưng Việt Nam vẫn đang vô cùng lãng phí nguồn nguyên liệu này", ông Bảo cho biết thêm.
Cũng theo ông Vũ Văn Cường, "giấy đã qua sử dụng bị đem tiêu huỷ một cách lãng phí, trong lúc Việt Nam đang phải dùng ngoại tệ để nhập khẩu một lượng giấy phế liệu, giấy tái chế khổng lồ từ các nước Mỹ, Nhật... để làm nguyên liệu sản xuất giấy trong nước. Tuy nhiên, cho đến nay ở Việt Nam chưa có quy định nào nói về việc thu gom và tái chế các vật liệu đã qua sử dụng có thể tái chế được.

Cần tăng cường thu gom và tái chế giấy

Việt Nam có thể khai thác nguồn nguyên liệu sẵn có tại chỗ để phát triển ngành giấy, nâng cao ý thức tiết kiệm và bảo vệ môi trường

Để có nguồn giấy tái chế cho ngành công nghiệp giấy, Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam cùng Viện Nghiên cứu chiến lược - Bộ Công Thương đã đề nghị đưa việc thu gom, tái chế giấy đã qua sử dụng thành một chương trình quốc gia. Qua đó, Nhà nước và xã hội coi giấy đã qua sử dụng là nguyên liệu chính cho sản xuất giấy, chứ không coi đó là rác như hiện nay".
Ông Vũ Ngọc Bảo đưa ra ý kiến: "Nếu được xã hội quan tâm, Nhà nước ủng hộ bằng các quy định có tính pháp chế, Việt Nam có thể khai thác nguồn nguyên liệu sẵn có tại chỗ để phát triển ngành giấy, nâng cao ý thức tiết kiệm và bảo vệ môi trường, giảm nhập khẩu giấy loại".
Theo Tamnhin.net


Tư vấn mẹo chọn mua máy in cũ


Ngày nay, nhu cầu sử dụng máy in trở nên cần thiết với hầu hết văn phong và cả với hộ gia đình. Không thể phủ nhận những tiện ích mà máy in đem lại, thế nhưng không phải ai cũng có đủ tiền mua một chiếc máy in mới dù các hãng hiện nay đã cho ra đời nhiều dòng máy với rất nhiều mức giá từ thấp đến cao. Tuy nhiên, để chọn mua một chiếc máy in cũ với kinh phí phải chăng nhưng có chất lượng chấp nhận được cũng không phải là việc dễ dàng. Vì thế, nếu đang có nhu cầu mua máy in cũ hãy tham khảo bài viết sau, bài viết này sẽ cung cấp cho các bạn một số kỹ thuật chọn mua máy in cũ nhưng vẫn có chất lượng đảm bảo.

Kiểm chứng chất lượng máy in cũ

 Tư vấn mẹo chọn mua máy in cũ

Bạn đừng nên quan tâm đến những số 90% 99% , 95% được quảng cáo bởi vì đó chỉ là con số ảo, mà hãy chịu khó dành ra 2-3h để test toàn bộ chức năng của máy để biết máy in đó có thực sự còn hoạt động tốt hay không.
Những thời gian đó bạn sẽ làm những việc như sau:
- Kiểm tra máy
- Reset thử máy
- Kiểm tra ống mực
- Kiểm tra bản in có bị lỗi Drum không?
- Phần mềm cài đặt driver trên máy có hỗ trợ hết không?
- Còn bảo hành hay hết bảo hành
- Một vài kỹ thuật khắc phục lỗi báo đèn mực
- Bảo quản đầu in phun ra sao
- Chất lượng bản in trên từng loại giấy : Đây là thứ quý gía của một máy in, hỏng main bạn có thể thay và mất vài trăm còn thứ này mà thay thì thà mua luôn máy mới cho nó êm. Do đó nên làm kĩ một chút
- Kiểm tra đầu in phun xem có bị nghẹt mực không?

Kiểm tra đầu phun


Khi bật máy in yên cầu không clean head đầu phun và nozzle check => Kiểm tra xem đầu phun có thông vách không.

In Text mẫu trên những loại giấy thường sử dụng ( Giấy Ảnh, Giấy Font, Coucher) và kiểm tra màu sắc xem có phù hợp với sở thích của mình không.  Kiểm tra bộ Scan nếu có, sẽ có vài máy bị hỏng. Bạn gặp trường hợp như vậy hãy yêu cầu đổi hoặc bớt tiền. 

Kiến thức về giấy và quy trình sản xuất sản xuất giấy công nghiệp

Giấy vẫn đang là một phần không thể thiếu trong đời sống con người mặc dù công nghệ thong tin đã dẫn phát triển hơn hứa hẹn có thể thay thế giấy trong ghi chépvaf lưu giữ thong tin. Giấy được sản xuất từ gỗ, vì thế nó thường được cho là một trong các nguyên nhân gây suy giảm diện tích rừng phủ xanh trên thể giới gây ra các hiện tượng biến đổi khí hậu. Vậy hãy cùng tìm hiểu giấy được sản xuất như thế nào để hiểu rõ hơn, từ đó sẽ có các biện pháp tiết kiệm khi sử dụng hiệu quả hơn.

Nguyên liệu sản xuất giấy


Gỗ vẫn là nguyên liệu chính dùng để sản xuất phần lớn giấy hiện nay, tuy nhiên không chỉ có gỗ, vật liệu gì có chứa sợi cellulose tự nhiên cũng có thể là nguyên liệu sản xuất giấy. Nhưng tùy loại nguyên liệu sẽ cho ra chất lượng giấy khác nhau.
Các loại gỗ dùng làm giấy tốt thong dụng: Vân sam, Linh sam, Thông, Thông rụng lá, Sồi, Dương, Cáng lò (Cây bulô), Bạch đàn (Cây khuynh diệp)…
Ngoài gỗ hay các loại thực vật có chứa sợi cellulose như rơm rạ.. thì giấy cũ cũng là một nguyên liệu chính để sản xuất giấy hiện nay.

Kiến thức về giấy và quy trình sản xuất sản xuất giấy công nghiệp     


Làm bột gỗ.


 Bột gỗ sẽ được được tạo ra từ 2 quá trình xử lý cơ học và xử lý hóa học.

Xử lý cơ học


Bột gỗ mài trắng: được mài từ gỗ đã được bóc vỏ trong các máy mài gỗ.
Bột gỗ mài nâu: hình thành khi các cuống cây được thấm ướt trong các nồi nấu trước khi được mài.
Bột nhiệt cơ: được sản xuất từ phế liệu gỗ được băm nhỏ và vỏ bào của các xưởng cưa. Theo phương thức TMPhay “bột nhiệt cơ”, chúng được làm thấm ướt ở 130 °C. Sau đó nước được thêm vào và các miếng gỗ này được nghiền trong các máy nghiền.


Xử lý hóa học


Các mảnh gỗ được xử lý hóa học bằng cách nấu. Sau khi nấu 12 đến 15 tiếng các sợi sẽ được tách ra khỏi các thành phần cứng đi cùng với cellulose.
Sau khi nấu xong, bột giấy sẽ được đem đi tẩy trắng. Có 2 phương pháp tẩy trắng, một loại có clo và một loại chất tẩy trắng không có clo. Nhưng do chất clo gây ô nhiễm môi trường nên dù cho chất tẩy trắng không có Clo có khả năng tẩy trắng thấp hơn, nhưng vẫn được sử dụng ngày càng nhiều, một phần cũng là vì hiện nay người ta cũng không chuộng các loại giấy quá trắng như trước vì giấy quá trắng có thể gây cận thị.


Lựa chọn máy in đa năng cho doanh nghiệp nhỏ

Giới thiệu bộ 3 máy in đa năng tích hợp đầy đủ tính năng in ấn thông minh cho doanh nghiệp vừa và nhỏ chính là Canon imageCLASS MF211, MF217w hay MF221d.

Thiết kế, ngoại hình


Đây là dòng máy in đa năng với thiết kế vỏ nhựa ngoài màu đen, hình hộp vuông vức, dòng imageCLASS dễ dàng ăn nhập với thiết kế chung dù là công sở hay văn phòng tại gia. Model MF217w có thêm chức năng fax và tự động sao chép nên có dáng giống một chiếc máy photocopy, nhưng nhỏ gọn hơn nhiều.
Lược giản trong các chi tiết, dòng sản phẩm mới của Canon còn dùng chất liệu nhám giúp giữ máy luôn sạch sẽ và giảm bớt khâu vệ sinh. Đặc biệt mặt máy in thiết kế vân cách điệu, không chỉ tăng tính thẩm mỹ mà còn hạn chế việc bám vân tay. Các khay đựng giấy được bố trí thông minh, cho phép gập gọn gàng, tiện dụng.
Xu hướng màn hình cảm ứng trên các thiết bị di động cũng được Canon đưa vào dòng máy in mới. Trên MF221d và MF211 là màn hình LCD đơn sắc 5 dòng thì với MF217w là 6 dòng, cho phép hiển thị đầy đủ các thông số cũng như đơn giản hóa công việc trong từng thao tác.

Lựa chọn máy in đa năng cho doanh nghiệp nhỏ


Khả năng in ấn di động


Với mục tiêu mang đến khả năng in ấn tốt nhất, dòng sản phẩm mới của Canon được thiết kế tối ưu nhằm tiết kiệm thời gian, tiền bạc và công sức cho người dùng. Sở hữu nhiều tính năng nhưng MF217w chỉ mất dưới 13,5 giây để khởi động từ lúc bật nguồn, trong khi đó với MF221d và MF211 là dưới 12 giây. Thời gian từ chế độ nghỉ chỉ là 2 giây và mất khoảng 6 giây để in trang đầu tiên với cả ba thiết bị.
MF221d có tốc độ in, sao chụp khá tốt, 27 trang/phút. Nhờ công nghệ sấy theo nhu cầu đặc biệt của Canon mà máy in có tốc độ vận hành nhanh. Thông số này còn ấn tượng hơn trên hai model còn lại, đạt 23 trang/phút.
Khác biệt của MF221d đến từ tính năng in đảo mặt nhờ động cơ tích hợp bên trong máy. Người dùng sẽ tiết kiệm đáng kể thời gian, công sức, chi phí in ấn, đồng thời góp phần bảo vệ môi trường. Trong khi đó 217w lại hỗ trợ in nhiều chế độ như Poster, Watermark, Page Composer, Toner Saver.
Đa năng nhất trong bộ ba sản phẩm là máy in MF217w. Thiết kế với kết nối Wi-Fi chuẩn b/g/n và đường mạng Ethernet cho phép in ấn không dây hay mạng nội bộ.


In offset là gì và có tốt hơn in kỹ thuật số không?

In offset hiện nay khá phổ biến trong in ấn thương mại. Và tại sao lại như vậy?

In offset là gì?


Đây là một kỹ thuật in ấn mà các hình ảnh dính mực in được ép lên các tấm cao su (còn gọi là các tấm offset) trước rồi mới ép từ miếng cao su này lên giấy. Khi sử dụng với in thạch bản, kỹ thuật này tránh được việc làm nước bị dính lên giấy theo mực in.

In offset là gì


In offset có ưu điểm gì?


- Đối với các sản phẩm in ấn như sách, tạp chí, tem, nhãn... được in với số lượng lớn chính là những sản phẩm tiêu biểu cho công nghệ in offset.
- Chất lượng hình ảnh cao, nét và sạch hơn in trực tiếp từ bản in lên giấy vì miếng cao su áp đều lên bề mặt cần in.
- Khả năng ứng dụng in ấn lên nhiều bề mặt, kể cả bề mặt không phẳng (như gỗ, vải, kim loại, da, giấy thô nhám).
- Việc chế tạo các bản in dễ dàng hơn.
- Các bản in có tuổi thọ lâu hơn – vì không phải trực tiếp tiếp xúc với bề mặt cần in.
- Chất lượng và hiệu quả trong công việc khối lượng cao.

in với số lượng lớn chính là những sản phẩm tiêu biểu cho công nghệ in offset.

In nhanh kỹ thuật số có ưu điểm gì so với in offset?


- In kỹ thuật số giúp thực hiện các đơn hàng cho đa dạng khách hàng, từ các công ty lớn, doanh nghiệp nước ngoài cho đến các hộ kinh doanh nhỏ lẻ, cá nhân, cho các sự kiện,…
- Quay vòng ngắn hơn.
- Mọi in là như nhau. Tính chính xác hơn, ít chất thải và các biến thể ít hơn, vì không có để cân bằng mực nước trong báo chí chạy.
- Rẻ hơn in ấn khối lượng thấp. Trong khi chi phí đơn vị của mỗi phần có thể cao hơn so với in offset, khi chi phí thiết lập được bao gồm in ấn kỹ thuật số cung cấp thấp hơn cho mỗi đơn vị chi phí cho việc in ấn rất nhỏ chạy.a
- Dữ liệu in ấn biến là một hình thức in ấn kỹ thuật số tùy chỉnh. Sử dụng thông tin từ một cơ sở dữ liệu hay tập tin bên ngoài, văn bản và đồ họa có thể được thay đổi trên từng mảnh mà không dừng lại hoặc làm chậm lại báo c


Các loại giấy tại Việt Nam

Các loại giấy sử dụng trong in ấn


– Giấy in báo, là loại giấy không tráng có định lượng từ 40 đến 50 gsm.
– Giấy không tráng. Giấy couche, giấy bristol, giấy ford, giấy duplex là những loại thường được dùng trong in ấn như: in catalogue, in brochure, in menu, in card visit… Có định lượng từ 70gsm đến 500gsm.
– Giấy kraft tái chế. Khi công nghệ kraft ra đời, sự xuất hiện của giấy kraft đã cho thêm người tiêu dùng, có thêm sự lựa chọn về loại giấy in. Giấy kraft thường được dùng để làm túi giấy, bao thư các loại, thậm chí còn có cả brochure, card visit giấy kraft nữa.
– Giấy mỹ thuật có vân. Đây là loại giấy đã được làm nhăn, để tạo những làn sóng đẹp. Đây là loại giấy ưa thích để in card visit.
– Giấy đã sunphua hoá, giấy không thấm mỡ, giấy can và giấy bóng kính, các giấy bóng trong và giấy bóng mờ khác, dạng cuộn hoặc tờ. Những loại này không thể in, nhưng loại được sử dụng để cán màng bảo vệ cho các sản phẩm in ấn.
– Giấy thấm nước. Hiện tại giấy thấm nước chủ yếu được nhập từ Từ Điển. Ứng dụng của giấy này rất nhiều, đặc biệt trong việc làm đế lót ly.
– Giấy carton. Đây là loại giấy có bề mặt thô giống giấy kraft nhưng bên trong dầy hơn và rỗng. Thường dùng để làm các thùng chứa hàng. Hiện tại giấy carton còn được ứng dụng để làm các loại bìa menu hay còn được gọi là menu carton.

Các loại giấy tại Việt Nam

Các loại giấy không sử dụng trong in ấn


– Giấy mềm không in. Đây là những loại giấy không dùng trong in ấn vì nó có độ mềm lớn. Thông thường nó thường dùng vệ sinh, và các mục đích khác.
– Giấy than. Đây là loại giấy được thấm mực, dùng trong việc copy nội dung.
– Giấy nhám. Là loai giấy được bọc thuốc lá.
– Giấy dán tường. Hiện tại có 2 loại giấy dán tường phổ biến là loại giấy dán tường Hàn Quốc, giấy dán tường Hà Lan.
– Giấy phủ sàn.
Và còn nhiều loại giấy khác như giấy thơm, giấy kim tuyến… Nhưng không thể sử dụng để in ấn nên tôi không giới thiệu ở đây.
Như vậy là chúng ta đã biết tất cả các thông tin từ lịch sử thăng trầm của giấy, nguyên liệu sản xuất giấy, quy trình sản xuất giấy công nghiệp và các loại giấy trên thị trường Việt Nam hiện nay.
Hy vọng những thông tin sẽ giúp ích cho bạn khi làm các sản phẩm cần đến giấy. Nếu bạn cần in sản phẩm nào trên giấy, các loại giấy vật liệu in ấn khác, hãy liên hệ với chúng tôi ngay nhé.