Tình trạng lãng phí giấy phế liệu, giấy thải ở Việt Nam

Ở các nước phát triển trên Thế Giới, hoạt động thu gom và tái chế giấy thải đã trở thành một hoạt động vô cùng cần thiết, bởi vì người dân ở đây ý thức được tầm quan trọng của việc tiết kiệm giấy đối với môi trường sống. Tuy nhiên ở Việt Nam, đa số mọi người vẫn chưa ý thức được cần phải tiết kiệm giấy nên thường không có thói quen thu gom và tái chế giấy phế liệu. Nguồn giấy phế liệu đang bị lãng phí do không có tổ chức thu gom và phân loại đúng nghĩa mà chỉ dựa vào hàng ngũ “ve chai, đồng nát”, còn lại bị đổ thẳng ra bãi rác, trở thành gánh nặng cho việc xử lý chất thải môi trường trong nhiều năm tới.

Lãng phí giấy phế liệu, giấy thải


Tình trạng lãng phí giấy phế liệu, giấy thải ở Việt Nam

“Hiện nay, trên thế giới có đến 70% nguyên liệu sản xuất giấy là giấy đã qua sử dụng. Ở Việt Nam, tỷ lệ thu hồi giấy loại để tái chế vẫn thấp, chỉ đạt 25% và chiếm 50% tổng lượng giấy loại đã tái chế (phần còn lại là nhập khẩu) ”, ông Vũ  Ngọc Bảo cho biết.
"Điều này cho thấy, giấy đã qua sử dụng là nguyên liệu chính và quan trọng hơn cả bột giấy được sản xuất từ gỗ. Nhằm giảm chi phí đầu vào cho sản xuất trong nước, tăng khả năng cạnh tranh cho sản phẩm giấy trên thị trường, các doanh nghiệp ngành giấy cần một lượng rất lớn giấy tái chế; nhưng Việt Nam vẫn đang vô cùng lãng phí nguồn nguyên liệu này", ông Bảo cho biết thêm.
Cũng theo ông Vũ Văn Cường, "giấy đã qua sử dụng bị đem tiêu huỷ một cách lãng phí, trong lúc Việt Nam đang phải dùng ngoại tệ để nhập khẩu một lượng giấy phế liệu, giấy tái chế khổng lồ từ các nước Mỹ, Nhật... để làm nguyên liệu sản xuất giấy trong nước. Tuy nhiên, cho đến nay ở Việt Nam chưa có quy định nào nói về việc thu gom và tái chế các vật liệu đã qua sử dụng có thể tái chế được.

Cần tăng cường thu gom và tái chế giấy

Việt Nam có thể khai thác nguồn nguyên liệu sẵn có tại chỗ để phát triển ngành giấy, nâng cao ý thức tiết kiệm và bảo vệ môi trường

Để có nguồn giấy tái chế cho ngành công nghiệp giấy, Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam cùng Viện Nghiên cứu chiến lược - Bộ Công Thương đã đề nghị đưa việc thu gom, tái chế giấy đã qua sử dụng thành một chương trình quốc gia. Qua đó, Nhà nước và xã hội coi giấy đã qua sử dụng là nguyên liệu chính cho sản xuất giấy, chứ không coi đó là rác như hiện nay".
Ông Vũ Ngọc Bảo đưa ra ý kiến: "Nếu được xã hội quan tâm, Nhà nước ủng hộ bằng các quy định có tính pháp chế, Việt Nam có thể khai thác nguồn nguyên liệu sẵn có tại chỗ để phát triển ngành giấy, nâng cao ý thức tiết kiệm và bảo vệ môi trường, giảm nhập khẩu giấy loại".
Theo Tamnhin.net


Latest
Previous
Next Post »
0 Komentar